RiPOS – Cấu hình chung

Cấu hình chung sẽ giúp các bạn cài đặt và cấu hình các tính năng nền tảng ban đầu, giúp hệ thống chạy đúng và chính xác hơn trong quá trình vận hành.

1. Làm thế nào để truy cập trên ứng dụng ?

Khi khách hàng đã được ký hợp đồng với RiPOS thì sẽ được cấp tài khoản. Quý khách hàng tiến hành đăng nhập như sau:

    • Quý khách hàng có thể tải APP trên CH Play hoặc AppStore đường dẫn nằm ở cuối trang.
    • Quý khách nhập thông tin như sau:
      • http://sub051.ripos.vn
      • sub051
      • Tài khoản
      • Mật khẩu
    • Mục đầu tiên là đường dẫn truy cập vào phần mềm sẽ bao gồm mã hợp đồng và tên miền
    • Mục thứ hai là mã hợp đồng
    • Mục ba và bốn là tài khoản mà RiPOS đã cung cấp.
    • Sau khi đăng nhập vào thì hệ thống sẽ lưu lại thông tin, Quý khách hàng sử dụng như trên trình duyệt web.

 

Mật khẩu khi được RiPOS cung cấp thì khách hàng nên thay đổi để tiện trong việc bảo mật thông tin và dữ liệu:

    • Đầu tiên bạn vào góc bên phải chọn My Profile

    • Tiếp theo vào Thay đổi mật khẩu

    • Bạn điền mật khẩu cũ sau đó xác nhận mật khẩu mới và bấm vào Đổi mật khẩu

Đơn vị tính là gì? Đơn vị tính giúp bạn phân biệt được sản phẩm này có đơn vị là gì. Ví dụ: Chai, Lon. Cái, Ly……

    • Bạn vào Kho hàng

    • Vào Cấu hình -> Chọn Đơn vị

    • Tiếp theo bấm Tạo và chọn Đơn vị cần tạo

      • Đơn vị tính: Ly( thay đổi tùy nhu cầu )
      • Danh mục: Đơn vị
      • Loại: Lớn hơn đơn vị đo lường gốc
      • Tỷ lể lớn hơn: 1
    • Sau khi hoàn tất thì bấm Lưu

Nhóm sản phẩm là nơi dùng để gộp các loại sản phẩm lại với nhau. Ví dụ có nhóm sản phẩm Bánh kẹo, bạn có các sản phẩm như bánh bông lan, kẹo cao su..v.v. Thì bạn sẽ cho các sản phẩm này chung 1 nhóm đó là Bánh kẹo.

    • Cách tạo nhóm sản phẩm bạn vào Kho hàng.

    • Cấu hình -> Nhóm sản phẩm

    • Tạo và nhập tên Nhóm sản phẩm

    • Sau khi bấm Lưu thì lúc tạo Sản phẩm sẽ chọn để gộp các sản phẩm vào 1 nhóm.

 

 

 

Bảng giá giúp bạn có thể có nhiều giá bán khác nhau, linh động trong quá trình bán hàng. Ví dụ: Bạn có “Sản phẩm A” có giá bán cho khách mua lẻ là 20.000 vnđ. Nhưng khách mua sỉ bạn chỉ bán với giá 15.000 vnđ thì khi đó cần lập 2 bảng giá để linh động kinh doanh.

    • Điểm bán lẻ

    • Sản phẩm -> Bảng giá

    • Nhập tên bảng giá sau đó chọn thêm một dòng

    • Bạn chú ý các thông tin trong hình và nhập đầy đủ sau đó bấm Lưu và đóng.

    • Khi hoàn tất bấn Lưu

 

Sản phẩm là nơi trung tâm dữ liệu vì từ sản phẩm mà các thông tin liên quan như đối tác, khách hàng, thanh toán đều bắt nguồn từ sản phẩm.

Sản phẩm ở đây ví dụ như Nước chanh, nước ép cà rốt, Bánh mì thịt..v.v. Nó được sẽ là sản phẩm/hàng hóa/vật tư được tính theo tỷ lệ 1-1. Cách tạo như sau:

    • Vào Điểm bán lẻ

    • Chọn Sản phẩm -> Sản phẩm sau đó bấm Tạo

    • Bạn nhập các thông tin để tạo sản phẩm như sau:

    • Tên sản phẩm: Nhập tên mặt hàng bạn kinh doanh
    • Thông tin chung.
      • Loại sản phẩm:
        • Tiêu dùng: Áp dụng cho các sản phẩm mà bạn không chú trọng vào tồn kho, ví dụ như ốc vít…
        • Dịch vụ: Áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ như: Điện, nước hằng tháng, Dịch vụ chăm sóc thú cưng…
        • Sản phẩm lưu kho: Áp dụng cho các sản phẩm có sử dụng tồn kho, khi chọn vào loại sản phẩm này nghĩa là sản phẩm này có số lượng tồn kho để quản lý tồn kho.
      • Nhóm sản phẩm: Dùng để gom các sản phẩm lại một nhóm để có thể tiện quản lý, Việc này cũng dùng để hiển thị gom sản phẩm khi bán hàng trên Điểm bán lẻ
      • Số lượng túi: Nhập số lượng túi khi bán với sản phẩm này
      • Đa số lượng: Nếu sản phẩm này có nhiều số lượng.
      • Mã nội bộ: Nhập vào nếu bạn có mã riêng
      • Mã vạch: Nhập mã vạch sản phẩm
      • Giá bán: Nhập giá bán cho khách hàng
      • Thuế bán hàng: Nhập nếu bạn có áp dụng thuế, bỏ đi nếu không áp dụng
      • Đơn vị tính: Nhập đơn vị để dễ quản lý
      • Các mục khác bạn có thể bỏ qua.
    • Bấm Lưu. vậy là bạn đã hoàn thành việc tạo sản phẩm mới.
    • Để cập nhật lại sản phẩm hay sửa một thành phẩn bất kỳ trong sản phẩm. Thay vì tạo mới bạn bấm Sửa sau đó Lưu lại

Biến thể là gì? Biến thể hiểu đơn giản như là size, màu sắc, thuộc tính của một sản phẩm/hàng hóa nào đó. Ví dụ: Quần tây nam, sẽ có size X,M,L và màu Đen, Xám, Trắng. Mỗi biến thể + sản phẩm sẽ được tính là một sản phẩm mới “Quần tây nam size X”.

    • Vào Kho hàng -> Cấu hình -> Thuộc tính

    • Bấm Tạo sau đó điền theo nhu cầu
      • Bạn để Tên thuộc tính sau đó kèm theo Giá trị thuộc tính như trong hình.

    • Tiếp theo bạn qua Sản phẩm cần thêm Biến thể. Vào mục Biến thể sau đó thêm một dòng….. Sau đó lưu lại.

Mã vạch là thứ không thể thiếu trong quá trình kinh doanh, vận hành. Để phục vụ cho quý khách, RiPOS đã tích hợp việc tự động tạo mã vạch khi tạo sản phẩm.

RiPOS – Mua hàng

Phân hệ Mua hàng giúp cho chủ cửa hàng có thể quản lý được các đơn hàng mua với giá trị bao nhiêu và của nhà cung cấp nào…

1. Quản lý Nhà cung cấp như thế nào ?
  • Nhà cung cấp là nơi mà bạn sẽ dùng để đặt và mua hàng. Cách tạo và quản lý như sau:
    • Đầu tiên bạn vào Mua hàng
    •  Tiếp theo bạn chọn vào Đơn hàng -> Nhà cung cấp
    • Tất cả Nhà cung cấp sẽ hiển thị, Bạn có thể tạo mới Nhà cung cấp bằng cách bấm vào Tạo.
    • Điền các thông tin vào mẫu sau đó bấm Lưu. Như vậy là bạn đã tạo hoàn tất một Nhà cung cấp
  • Yêu cầu báo giá(YCBG) là gì ? Khi bạn mua đặt mua hàng từ một Nhà cung cấp nào đó bạn sẽ yêu cầu phía bên NCC báo giá các mặt hàng đó.
  • RiPOS sẽ hướng dẫn bạn tạo YCBG như sau:
    • Bạn chọn vào Mua hàng
    • Tiếp theo vào Đơn hàng -> Yêu cầu báo giá
    • Tiếp đến bạn bấm vào Tạo
    • Tại đây thông tin yêu cầu bạn phải có sẵn tên NCC, Sản phẩm bạn muốn đặt mua
    • Nhập các sản phẩm bạn đặt mua từ phía NCC sau đó bấm Lưu.
    • Tiếp tục bấm vào Xác nhận để tiến hành chốt đơn và nhập kho các hàng hóa vừa mới đặt.
  • Thông thường khi đã xác nhận xong YCBG thì trạng thái của đơn hàng sẽ chuyển thành Đơn hàng mua. Điều này giúp phân biệt rạch ròi giữa đơn hàng dự thảo và đơn hàng mua.
    • Đơn hàng mua sẽ có ngày xác nhận giúp biết chính xác ngày lên đơn

  • Báo cáo giúp bạn thống kê được tổng tiền và lượt đồ cho phép bạn nắm được tình hình mua hàng của cửa hàng
    • Bạn vào Mua hàng sau đó chọn Báo cáo

    • Bạn cũng có thể lọc báo cáo theo ngày bằng bộ lọc thông minh

  • Bảng giá nhà cung cấp giúp cho bạn có thể lấy nhanh Đơn giá của sản phẩm khi Nhà cung cấp chưa thay đổi giá. Cách tạo bảng giá NCC như sau:
    • Bạn vào Mua hàng -> Thiết lập -> Bảng giá nhà cung cấp

    • Bấm Tạo sau đó điền các thông tin theo Mẫu.

    • Sau khi lập bảng giá NCC thì khi lập phiếu YCBG từ NCC này có sản phẩm được chỉ định trong bảng giá sẽ được cập nhật giá mua mà không cần phải tự gõ.
  • Khi đơn hàng mua được xác nhận, Hệ thống sẽ sinh ra một phiếu nhập kho tương ứng với PO đã tạo. Bạn kiểm tra bằng cách:
    • Vào Mua hàng -> Đơn hàng mua hoặc YCBG(đã xác nhận)

    • Chọn vào PO muốn kiểm tra phiếu nhập kho

    • Có thể in phiếu mua hàng bằng cách chọn vào biểu tượng sau đó tải tệp tin.

RiPOS – Kho hàng

Phân hệ Kho hàng sẽ giúp bạn quản lý các phiếu nhập/xuất kho. Quản lý tồn kho và các lệnh kiểm kê, điều chỉnh tồn kho.

1. Quản lý phiếu kho như thế nào?

Phiếu kho là gì? Phiếu kho bao gồm Phiếu nhập kho, dịch chuyển nội bộ và phiếu xuất kho. 

  • Phiếu nhập kho: Quản lý các phiếu kho khi mua vào.
  • Dịch chuyển nội bộ: Quản lý các phiếu khi lệnh điều chuyển hàng qua lại giữa các kho hàng.
  • Phiếu xuất kho: Quản lý các phiếu kho khi bán hàng.

    • Để xem các phiếu nhập kho, vào Kho hàng chọn Tổng quan kho -> Nhận hàng.

    • Phiếu kho sẽ có đủ thông tin, bạn cần chú ý tình trạng thái của phiếu.
      • Sẵn sàng: Hàng đã sẵn sàng nhập kho, đã có thể nhập kho chứ chưa nhập vào kho.
      • Hoàn thành: Hàng đã được nhập vào kho.

    • Khi bấm vào chi tiết bạn sẽ cần chú ý các thông tin để tiện trong việc quản lý.

Tương tự phiếu Dịch chuyển nội bộ và phiếu xuất kho. Hình thức sẽ giống nhau, khác nhau về chức năng.

 

Truy vết là gì? Truy vết giúp bạn có thể xem lại được lịch sử của sản phẩm đó đã được vận chuyển như thế nào.

  1. Truy vết chung
    • Bạn vào Báo cáo -> Truy vết

    • Tại đây phần mềm sẽ hiện toàn bộ sản phẩm

    • Bạn bấm vào sẽ có chi tiết

  1.  
  2. Truy vết từ sản phẩm
    • Bạn vào một sản phẩm bất kỳ sẽ thấy mục Truy vết

    • Khi chọn Truy vết từ sản phẩm, thì truy vết sẽ chỉ hiển thị các lịch sử liên quan đến sản phẩm được chọn.

Báo cáo nhập xuất tồn là gì? Báo cáo NXT giúp bạn có thể quản lý được hàng nhập và hàng bán cũng như tồn kho hiện tại theo từng thời điểm.

    • Vào Kho hàng

    • Vào Báo cáo -> Báo cáo nhập xuất tồn

    • Bạn nhập các thông tin cần thiết để xuất báo cáo theo đúng nhu cầu.

  • Lưu ý: Khi bạn chỉ chọn ngày mà không chọn bất cứ tùy chọn nào khác thì hệ thống sẽ hiểu xuất toàn bộ dữ liệu
    • Sau khi file Excel được tải xuống, Bạn chỉ cần mở lên sẽ xem được các thông tin về Nhập xuất tồn.

Kiểm kê/Điều chỉnh tồn kho là gì? Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng cũng như giá trị của các loại tài sản hiện có.

    • Vào Kho hàng -> Hoạt động -> Kiểm kê kho

    • Tạo phiếu kiểm kê điền các thông tin sau đó bấm bắt đầu kiểm kê
      • Khi bạn chọn vào mục Mặc định tồn kho thực tế: Hệ thống sẽ hiện tồn kho thực tế theo lý thuyết trên phần mềm.
      • Mặc định bằng 0: Hệ thống sẽ đưa toàn bộ số lượng của các sản phẩm trên hệ thống về 0. Khi đó bạn chỉ cần điền số lượng đã đếm.

    • Kiểm tra tên và đếm số lượng thực tế sau đó điền số lượng vào cột đã đếm.

    • Sau khi hoàn tất bạn bấm vào Xác nhận tồn kho. Lúc này hệ thống sẽ áp dụng số lượng đã đếm vào hệ thống.
    • Ngoài ra khi bạn đang trong quá trình kiểm kê nhưng lại lỡ tắt nhầm trình duyệt hoặc bạn phải làm gì đó mà dời việc kiểm kê lại thì bạn có thể tắt trình duyệt. 
    • Khi bạn bắt đầu kiểm kê lại chỉ cần vào lại Kho hàng -> Hoạt động -> Kiểm kê kho sau đó tìm phiếu kiểm kê còn dang dở và bấm tiếp tục kiểm kê

Hàng hủy hay Phế liệu là gì? Khi bạn có các sản phẩm hay mặt hàng đã hết hạn hoặc hư hỏng và cần hủy hàng đó đi thì đây sẽ là nơi giúp bạn làm điều đó.

    • Vào Kho hàng -> Hoạt động – Phế liệu

    • Tạo phiếu sau đó nhập các thông tin liên quan
      • Sản phẩm: Nhập sản phẩm cần hủy hàng
      • Số lượng: Số lượng hủy
      • Địa điểm: Địa điểm, nơi chứa hàng để hủy
    • Sau đó xác nhận. Như vậy hàng hóa sẽ được hủy bỏ khỏi hệ thống

Quy tắc tái cung ứng là gì? Bạn hiểu đơn giản là khi hàng trong kho bạn hết hoặc khi lên đơn hàng bán cho khách mà hàng trong kho đã hết thì hệ thống sẽ cảnh báo giúp bạn lên phiếu cung ứng nhanh hơn là thủ công.

    • Bạn vào Kho hàng -> Sản phẩm -> Chọn một sản phẩm bất kỳ ở trạng thái sản phẩm là “Sản phẩm lưu kho”

    • Bấm vào Quy tắc tái cung ứng

    • Tiến hành nhập số lượng tối thiểu và số lượng tối đa sau đó lưu lại.

    • Tiếp đến vào mục Mua hàng sau đó nhập một Nhà cung cấp để hệ thống có thể tự động lên phiếu mua hàng.

    • Sau khi bạn Lưu lại thì hệ thống đã ghi nhận các thông tin trên. Như vậy bạn sẽ cần làm tất cả các sản phẩm, nhập số lượng tối thiểu và tối đa cho chúng.
    • Cuối cùng quay lại Hoạt động và chọn Chạy kế hoạch đã lên sau đó vào Mua hàng kiểm tra.

Khi nhập hàng sẽ có những sản phẩm chưa có mã vạch, vì vậy chúng ta cần in nhãn kèm mã vạch sau đó dán lên sản phẩm.

RiPOS hổ trợ tất cả các kích cỡ cũng như mẫu loại nhãn. Việc cấu hình như sau:

  •  
RiPOS – Điểm bán lẻ

Phân hệ Điểm bán lẻ sẽ hổ trợ lên đơn hàng bán POS nhanh chóng và chuyên nghiệp, nơi mà bạn có thể xử lý các khâu bán hàng, xem Khách hàng hay thậm chí là nhà hàng.

1. Giao diện tổng quan bán hàng

Giao diện tổng quan bán hàng giúp bạn có thể xem được nhanh số tiền, đơn hàng và doanh thu cửa hàng đang là bao nhiêu.

    • Vào Điểm bán lẻ -> Tổng quan

 

 

Điểm bán hàng là gì? Điểm bán hàng là nơi mà nhân viên hay người dùng, sử dụng mở Phiên để bán hàng. Mỗi điểm bán hàng tương ứng với 1 máy tính hoặc 1 người dùng, nếu có 1 người dùng đang sử dụng thì người dùng khác sẽ không thể sử dụng.

    • Vào Điểm bán lẻ -> Bảng thông tin
      • Bên dưới là các trạng thái bao gồm như sau:
        • Phiên mới: Tình trạng chưa có người dùng mở phiên để sử dụng, bất kỳ tài khoản nào cũng đều có thể mở phiên để bán hàng

        • Được mở bởi …… : Tình trạng đã có người dùng mở phiên. Muốn sử dụng thì người dùng đó phải đóng phiên.

 

    • Xem tùy chọn của Điểm bán hàng: Bấm vào dấu 3 chấm phía góc phải.
      • Đơn hàng: Sẽ hiển thị toàn bộ đơn hàng được bán trong điểm bán hàng này.
      • Phiên: Sẽ hiển thị toàn bộ các Phiên được mở trong điểm bán hàng này. Trong Phiên sẽ có nhiều đơn hàng thuộc Phiên đó.
      • Báo cáo Đơn hàng: Sẽ hiển thị các báo cáo theo dạng đồ thị, giúp bạn xem một cách trực quan.

Bán hàng trên giao diện sẽ hổ trợ tổng lực cho bạn bán hàng cực kỳ nhanh chóng.

    • Bạn vào Phiên mới

    • Giao diện chính của phần mềm bán hàng

    • Để bán hàng chúng ta có 2 cách:
      • Cách 1: Khi tạo sản phẩm(đã có hướng dẫn ở Cấu hình chung) bạn sẽ thấy có mục Mã vạch. Khi mã vạch được điền vào chính xác thì tại giao diện này bạn dùng máy quét mã vạch, quét trực tiếp lên mã vạch của sản phẩm thì sản phẩm sẽ hiện thỉ lên giỏ hàng.
      • Cách 2: Khi sản phẩm không có mã vạch hoặc mã vạch không đọc được thì bạn sẽ cần phải tìm kiếm sản phẩm bằng cách nhấp vào ô Tìm sản phẩm

    • Lưu lý: 
      • Khi bạn dùng cách 1 hoặc cách 2 thì bạn cần phải đứng ở Trang chủ . Khi đó bạn sẽ thấy toàn bộ sản phẩm.
      • Bạn cũng có thể vào từng nhóm sản phẩm để lọc và tìm kiếm nhanh hơn khi sử dụng cách 2.

    • Tiếp theo sẽ có 3 trường hợp khi bạn đã muốn điều chỉnh liên quan về giá và số lượng.
      • Điều chỉnh nhanh số lượng: Chọn SL sau đó bấm vào số cần điều chỉnh(số 4), Sau đó bạn sẽ thấy sản phẩm được chọn số lượng đã được thay đổi từ 1 thành 4. Điều này sẽ hổ trợ cho bạn thao tác nhanh hơn. Ví dụ cần bán 200 sản phẩm thì bạn chỉ cần bấm vào SL và chọn 200.

      • C.Khấu: Khi bạn muốn chiết khấu cho khách 5% chẳng hạn thì bạn bấm vào mục C.Khấu sau đó chọn 5 thì lập tức sản phẩm được chọn sẽ được giảm giá 5%.

      • Giá: Khi bạn cần thay đổi giá bán ví dụ từ 5,1đ lên 100đ thì bạn cần bấm vào Giá sau đó chọn 100 thì lập tức giá sẽ thay đổi. Lưu ý: Giá ở đây sẽ chưa bao gồm thuế VAT.

    • Khi đã chọn sản phẩm cần bán, Nếu bạn muốn lưu thông tin khách hàng hoặc khách hàng đã có trong dữ liệu và bạn muốn lưu lại thông tin người mua bạn cần làm như sau:
      • Bước 1: Bấm vào Khách hàng

      • Bước 2: Bạn có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách nhập vào Tìm Khách Hàng. Nếu khách hàng đã tồn tại chỉ cần bấm vào Khách hàng đó và bấm chọn Khách hàng.

      • Nếu bạn cần chỉnh sửa có thể bấm vào biểu tưởng hình bút chì sau đó nhập thông tin và Lưu lại

      • Bước 3: Nếu chưa có khách hàng thì bạn cần bấm vào Tạo. Điền thông tin cần thiết sau đó Lưu.

 

      • Bước 4: Kết quả sẽ được như hình bên dưới.

    • Tiếp theo, Bạn bấm vào Thanh toán.

    • Bạn sẽ thấy có các Phương thức thanh toán, Bạn chọn theo tình hình thực tế.

    • Khi chọn Phương thức thanh toán thì hệ thống sẽ mặc định là số tiền khách hàng đưa bằng tổng tiền đơn hàng. Nếu bạn muốn biết được số tiền thừa thì bạn gõ số tiền khách đưa hệ thống sẽ tự động tính toán cho bạn.

    • Cuối cùng là Xác nhận

    • Bạn chọn vào In biên lai sau đó bấm Đơn mới.

 

Trả hàng khi mà phần mềm đã ra bill sau đó vì lý do nào đó mà khách cần phải đổi trả hàng.

    • Đầu tiên bạn cần phải biết mã đơn hàng là bao nhiêu, nên khách hàng cần giữ lại bill để việc tìm kiếm dễ dàng hơn.
    • Bạn vào Hoàn tiền

 

    • Chọn vào đơn hàng cần trả sau đó chọn Trả hàng

 

    • Nhập số lượng trả lại sau đó bấm vào Hoàn tiền. Hoặc có thể bấm vào In biên lai nếu bạn muốn in lại.

 

    • Sau khi bấm vào Trả hàng thì bạn cần chọn phương thức trả tiền lại cho khách bằng Tiền mặt hay Ngân hàng. Sau đó bấm vào Xác nhận

    • Tại đây bạn có thể in bill bán lẻ ra sau đó bấm vào Đơn mới.

Như vậy, Thông qua quá trình trên bạn đã hoàn thành việc lấy lại hàng của Khách hàng vào trong kho và trừ tiền theo giá đã bán cho khách hàng.

In lại đơn hàng phục vụ cho trường hợp bạn quên in hoặc máy in có vấn đề không in được và quá trình in phải thực hiện sau.

    • Bạn vào Hoàn tiền

 

    • Tim đơn hàng muốn in lại sau đó chọn vào In biên lai

 

    • Bạn bấm vào In biên lai sau đó bấm vào Đơn mới

 

Hủy đơn hàng là khi đơn hàng chưa thanh toán mà bạn không muốn xóa từng sản phẩm hoặc khách hàng không chịu mua hàng nữa và hủy đơn hàng.

  •  

Khách hàng là nơi dùng để bạn lưu lại thông tin liên lạc để phục vụ cho quá trình kinh doanh.

Bài hướng dẫn tạo và xem khách hàng trên giao diện bán hàng đã có hướng dẫn ở mục 3. Bạn có thể xem lại, Bài này riPOS sẽ nói về cách kiểm tra và tạo Khách hàng trên giao diện quản lý.

    • Bạn vào Điểm bán lẻ -> Đơn hàng -> Khách hàng

    • Tại đây phần mềm sẽ hiện thị tất cả các Khách hàng, Bạn có thể Tạo khách hàng tại đây bằng cách bấm vào Tạo.

    • Nhập thông tin sau đó Lưu lại

    • Về quản lý đơn hàng bạn có thể chọn vào Hoàn tiền

 

    • Bạn có thể tìm kiếm đơn hàng tại mục Tìm

    • Bạn chọn Báo cáo phiên

    • Khi bạn sẽ thấy được bản xem trước, tệp tin này sẽ hiển thị đầy đủ các nội dung bán hàng trong phiên bán hàng đó.

Đóng phiên là việc bạn cần phải làm mỗi khi kết thúc mỗi phiên làm việc.

Ví dụ: Có 2 nhân viên bán hàng và được chia theo ca bán hàng như sau: 6:00 đến 15:00 và 15:00 đến 22:00. Dựa vào đó sẽ có 2 tài khoản cho 2 nhân viên và họ sẽ Mở phiên vào 6:00 sau đó đóng phiên vào 15:00 và mở phiên vào 15:00 sau đó đóng vào 22:00.

Nếu bạn không đóng phiên thì việc xem báo cáo sẽ không thể tận dụng được hết khả năng của phần mềm.

    • Bạn vào Bảng thông tin sau đó chọn Đóng

 

    • Bạn có thể In báo cáo phiên sau đó bấm Đóng phiên và vào sổ bút toán.

Khách hàng thân thiết là gì? Khách hàng thân thiết là những người trung thành với thương hiệu của Cửa hàng hoặc dựa trên một số hình thức như: mức độ đánh giá tin cậy, số lượng mua,… Lòng trung thành của khách hàng là thước đo khả năng khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ lặp lại với một cửa hàng hoặc thương hiệu.

    • Để được thiết lập bạn Liên hệ với nhân viên kinh doanh RiPOS để được cấu hình dễ dàng hơn.

Chương trình khuyến mãi là gì? Chương trình khuyến mãi là một trong năm phần của quảng bá thương hiệu – promotion mix. Marketing truyền thông phương tiện và phi phương tiện được ứng dụng cho trước khi đưa ra quyết định, thời gian bị giới hạn để tăng nhu cầu của khách hàng, kích thích nhu cầu thị trường hoặc cải tiến sản phẩm có sẵn.

    • Bạn vào Điểm bán lẻ -> Khuyến mãi và Chương trình khuyến mãi

    • Tạo CTKM

    • Tại đây bạn có thể tạo nhiều kiểu Khuyến mãi khác nhau

    • Bạn có thể tạo nhu cầu của cửa hàng.

    • Sau khi lưu lại bạn Mở Phiên và kiểm tra.

Lưu ý: Nếu bạn khó khăn trong quá trình tạo CTKM, bạn có thể liên hệ nhân viên kinh doanh phụ trách, bạn sẽ được hướng dẫn.

Đơn hàng hủy là nơi lưu những đơn hàng mà nhân viên hủy.

    • Điểm bán lẻ -> Đơn hàng -> Đơn hàng hủy

    • Các đơn hàng hủy sẽ hiển thị, Bạn chọn 1 đơn hàng bất kỳ để xem chi tiết

Báo cáo đa chiều giúp bạn nắm bắt tình hình kinh doanh cũng như đưa ra quyết định nhanh chóng trong việc kiểm tra và khảo sát doanh thu.

  • Bạn vào Điểm bán lẻ -> Báo cáo

  • Bên góc phải chọn vào Bảng tính

  • Bấm vào tìm kiếm sau đó hiển thị bộ lọc.

  • Bên dưới là lọc Tháng 10 và lọc doanh thu theo Ngày

  • Tiếp theo là báo cáo bán hàng chi tiết

  • Bạn sẽ thấy nhiều kiểu báo cáo khác nhau. Tại đây bạn nên xem Báo cáo bán hàng và Báo cáo theo nhân viên. Bạn chọn Báo cáo bán hàng.

  • Tại đây bạn bấm vào Thước đo và chọn các tùy chọn bạn muốn hiện hoặc ẩn đi.

  • Tiếp theo là Báo cáo theo nhân viên
  • Báo cáo này dùng cho việc khi bạn là quản lý và số lượng thu ngân nhiều hơn 1, nghĩa là mỗi thu ngân mỗi ca và truy cập vào Điểm bán lẻ vào thời gian khác nhau.
    • Nhập ngày bắt đầu muốn xem và ngày kết thúc
    • Chọn Điểm bán lẻ
    • Chọn tên người bán hàng
    • Xem trực tiếp hoặc tải xuống PDF, Excel

  • Bạn có thể tải xuống để xem bằng Excel

RiPOS – Nhà hàng

Nhà hàng là tính năng cho phép bạn quản lý các đơn hàng một các đơn giản và bài bản nhất. Nó được thiết kế để bạn có thể biết được vị trí và khoản tiền cần thanh toán.

1. Tạo Bàn và các vấn đề liên quan đến Bàn

Bàn là nơi bạn dùng để lưu thông tin các mặt hàng cũng như các dịch vụ bạn muốn đích danh cho vị trí đó.

  • Tại Điểm bán lẻ -> Cấu hình -> Sơ đồ tầng

  • Bấm Tạo mới, Điền tên và điểm bán hàng sử dụng số đồ tầng hay bàn này.

  • Phía dưới mục Tên bàn sẽ cho phép thêm bàn bất kỳ.

  • Cuối cùng bấm Lưu để hoàn tất
  • Lưu ý: Bạn có thể vào giao diện bán hàng để tạo nhiều bàn và sắp xếp chúng theo sơ đồ mà bạn muốn.

Khi nhân viên sử dụng điện thoại hoặc thu ngân sử dụng máy bán hàng để chọn món thì sẽ gửi 1 yêu cầu truyền lệnh đến Bếp hoặc quầy Bar để nhân viên chế biến.

  • Mở phiên sau đó vào một bàn bất kỳ

  • Sau khi chọn một mặt hàng bất kỳ, Bạn sẽ thấy nút Đơn hàng. Khi bấm vào ngay lập tức máy in tại quầy bếp hoặc bar sẽ có phiếu in để thông báo cho pha chế.

 

Gộp đơn được thực hiện khi khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại 2 vị trí khác nhau nhưng gộp lại và tính chung 1 biên lai.

Bán hàng đối với phân hệ Nhà hàng khác gì so với Điểm bán lẻ. Thực chất cả 2 đều giống nhau nhưng đối với Nhà hàng thì sẽ thay đổi phương thức vận hành, Bạn sẽ đi từ việc:  Chọn bàn -> Chọn món -> Gửi thông tin đến Bếp/Bar -> in Hơn đơn nháp -> Thanh toán

  • Đầu tiên bạn cần chọn bàn mà khách hàng đang sử dụng

  • Sau khi chọn bàn -> chọn món mà khách hàng đã chọn trên Menu.
  •  
  • Sau khi chọn món và Bấm đơn hàng để truyền lệnh đến bếp thì bạn nhấn vào Đổi bàn để quay lại giao diện màn hình sơ đồ bàn.

  • Tại đây bạn sẽ đợi đến khi nào Khách sử dụng xong dịch vụ và cần thanh toán thì bạn chọn vào Bàn mà khách đang sử dụng sau đó bấm vào Hóa đơn, Việc này sẽ giúp các bạn in 1 hóa đơn nháp chứa thông tin các mặt hàng mà khách hàng sử dụng.

  • Sau khi khách hàng đưa tiền thì bạn chọn vào Thanh toán.

  • Tại đây nếu bạn quên chọn Khách hàng thì có thể chọn tại đây. 
    • Khách hàng
    • Hóa đơn: Sẽ tạo hóa đơn đến mục Hóa đơn bán hàng để xuất Hóa đơn điện tử.

Báo cáo phiên giúp bạn có thể xem được báo cáo bán hàng đầy đủ trong thời gian bán hàng.

  • Bấm vào một bàn bất kỳ sau đó chọn báo cáo phiên. Tại đây bạn có thể in báo cáo dạng biên lai.

 

 

Khách tự Order thông qua mã QR. Đây là tính năng mới giúp khách hàng tự Order mặt hàng mà họ muốn sử dụng. 

  • Bạn có thể xem video bên dưới để được hướng dẫn cách Order thông qua mã QR trên điện thoại nhé.

 

Đối với các nhà hàng F&B lớn thì màn hình dành cho bếp là thứ không thể thiếu, Giúp cho bếp trưởng điều phối hàng dễ dàng, Món nào đem ra trước….

  • Mở màn hình bếp lên bằng cách vào Đơn hàng -> Màn hình chuẩn bị

  • Tạo mới sau đó nhập Tên
    • Điểm bán hàng: Chọn điếm bán sẽ hiện màn hình chuẩn bị khi có thao tác order món.
    • Danh mục sản phẩm: Các danh mục nào sẽ được hiển thị khi order món.
    • Giai đoạn: Các công đoạn chế biến món tới đâu sẽ được luân chuyển nhờ bếp trưởng.

  •  
Hóa đơn, Kế toán

Hóa đơn là nói lưu trữ tất cả các loại hóa đơn mua vào và bán ra của một công ty/ cửa hàng.

1. Hóa đơn bán hàng

Website bán hàng là cửa hàng của bạn trên internet. Nơi bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với những người có nhu cầu và họ có thể tiến hành mua hàng của bạn ngay trên website mà không cần đến cửa hàng.
Vì vậy, website bán hàng của bạn cần thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên lạc cũng như các công cụ công cụ đặt hàng, thanh toán trực tuyến

Khách hàng đang quan tâm đến dịch vụ và thông tin doanh nghiệp của bạn, bạn và họ không trực tiếp gặp mặt để bạn có thể giới thiệu thì website sẽ là chỗ để khách hàng của bạn vào tham khảo, tìm kiếm thông tin. Thông qua website bạn có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, tạo độ tin tưởng và khách hàng sẽ nhìn vào website để có thể đưa ra đánh giá mức độ chuyên nghiệp của bạn.

Bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào đang kinh doanh cũng đều cần thiết kế website vì website giúp quảng bá về sản phẩm hay doanh nghiệp 24/7. Bên cạnh đó, website còn giúp bạn mở rộng cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác.

Việc thiết kế web đến lúc hoàn thiện thông thường mất khoảng 15 – 20 ngày phụ thuộc theo yêu cầu, mức độ phức tạp, quy mô của sản phẩm, doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, phối hợp ý tưởng với khách hàng. Thỏa thuận về thời gian và chi phí xây dựng.

Bước 2: Xây dựng mẫu thiết kế giao diện dạng ảnh 2D theo bố cục và phong cách đã trao đổi với khách hàng.

Bước 3: Tiếp nhận ý kiến điều chỉnh và chỉnh sửa lại mẫu thiết kế web theo ý kiến phản hồi của khách hàng.

Bước 4: Cắt giao diện, lập trình code.

Bước 5: Vận hành thử nghiệm và chỉnh sửa các lỗi nếu có.

Bước 6: Bàn giao và hướng dẫn quản trị.

Bảo hành từ 1 – 3 năm: Chúng tôi sẽ tiến hành sửa chữa các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng website. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm sử dụng website, đầu tư công sức xây dựng website.

Liên tục nâng cấp: Hệ thống quản trị website do Diwe xây dựng sẽ không ngừng được nâng cấp. Chúng tôi sẽ cập nhật các phiên bản mới nhất, với các tính năng tiện dụng nhất cho việc quản trị website của khách hàng. Chính vì vậy, website của khách hàng sẽ luôn được hoạt động với những tính năng và công nghệ mới nhất.

Hỗ trợ sửa chữa lỗi website phát sinh nhanh: Các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động của website sẽ được hỗ trợ ngay lập tức đối với các lỗi nhỏ. Đối với các lỗi mất nhiều thời gian lập trình hoặc xử lý sẽ được sửa chữa trong khoảng thời gian lâu hơn.

Để thiết kế một website, quý khách cần chi trả cho 3 loại chi phí:

Tên miền: Tên miền nghĩa là một địa chỉ định danh dẫn tới website của bạn

Hosting: Thuê không gian lưu trữ website trên mạng Internet

Thiết kế website: tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của quý khách, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp. Về cơ bản chi phí thiết kế website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Yêu cầu giao diện, các gói chức năng, quản trị nội dung. Hay những chi phí khác như phí duy trì, sửa chữa, nâng cấp hay phát triển website…

Để thiết kế một website, quý khách cần chi trả cho 3 loại chi phí:

Tên miền: Tên miền nghĩa là một địa chỉ định danh dẫn tới website của bạn

Hosting: Thuê không gian lưu trữ website trên mạng Internet

Thiết kế website: tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của quý khách, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp. Về cơ bản chi phí thiết kế website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Yêu cầu giao diện, các gói chức năng, quản trị nội dung. Hay những chi phí khác như phí duy trì, sửa chữa, nâng cấp hay phát triển website…

Quản lý Nhân viên

Giúp khách hàng quản lý nhân viên của cửa hàng, công ty hay doanh nghiệp một cách dễ dàng.

1. Cấu hình Phòng ban, Vị trí công việc và các vấn đề chấm công

Website bán hàng là cửa hàng của bạn trên internet. Nơi bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với những người có nhu cầu và họ có thể tiến hành mua hàng của bạn ngay trên website mà không cần đến cửa hàng.
Vì vậy, website bán hàng của bạn cần thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên lạc cũng như các công cụ công cụ đặt hàng, thanh toán trực tuyến

Khách hàng đang quan tâm đến dịch vụ và thông tin doanh nghiệp của bạn, bạn và họ không trực tiếp gặp mặt để bạn có thể giới thiệu thì website sẽ là chỗ để khách hàng của bạn vào tham khảo, tìm kiếm thông tin. Thông qua website bạn có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, tạo độ tin tưởng và khách hàng sẽ nhìn vào website để có thể đưa ra đánh giá mức độ chuyên nghiệp của bạn.

Bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào đang kinh doanh cũng đều cần thiết kế website vì website giúp quảng bá về sản phẩm hay doanh nghiệp 24/7. Bên cạnh đó, website còn giúp bạn mở rộng cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác.

Việc thiết kế web đến lúc hoàn thiện thông thường mất khoảng 15 – 20 ngày phụ thuộc theo yêu cầu, mức độ phức tạp, quy mô của sản phẩm, doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, phối hợp ý tưởng với khách hàng. Thỏa thuận về thời gian và chi phí xây dựng.

Bước 2: Xây dựng mẫu thiết kế giao diện dạng ảnh 2D theo bố cục và phong cách đã trao đổi với khách hàng.

Bước 3: Tiếp nhận ý kiến điều chỉnh và chỉnh sửa lại mẫu thiết kế web theo ý kiến phản hồi của khách hàng.

Bước 4: Cắt giao diện, lập trình code.

Bước 5: Vận hành thử nghiệm và chỉnh sửa các lỗi nếu có.

Bước 6: Bàn giao và hướng dẫn quản trị.

Bảo hành từ 1 – 3 năm: Chúng tôi sẽ tiến hành sửa chữa các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng website. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm sử dụng website, đầu tư công sức xây dựng website.

Liên tục nâng cấp: Hệ thống quản trị website do Diwe xây dựng sẽ không ngừng được nâng cấp. Chúng tôi sẽ cập nhật các phiên bản mới nhất, với các tính năng tiện dụng nhất cho việc quản trị website của khách hàng. Chính vì vậy, website của khách hàng sẽ luôn được hoạt động với những tính năng và công nghệ mới nhất.

Hỗ trợ sửa chữa lỗi website phát sinh nhanh: Các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động của website sẽ được hỗ trợ ngay lập tức đối với các lỗi nhỏ. Đối với các lỗi mất nhiều thời gian lập trình hoặc xử lý sẽ được sửa chữa trong khoảng thời gian lâu hơn.

Để thiết kế một website, quý khách cần chi trả cho 3 loại chi phí:

Tên miền: Tên miền nghĩa là một địa chỉ định danh dẫn tới website của bạn

Hosting: Thuê không gian lưu trữ website trên mạng Internet

Thiết kế website: tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của quý khách, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp. Về cơ bản chi phí thiết kế website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Yêu cầu giao diện, các gói chức năng, quản trị nội dung. Hay những chi phí khác như phí duy trì, sửa chữa, nâng cấp hay phát triển website…

Để thiết kế một website, quý khách cần chi trả cho 3 loại chi phí:

Tên miền: Tên miền nghĩa là một địa chỉ định danh dẫn tới website của bạn

Hosting: Thuê không gian lưu trữ website trên mạng Internet

Thiết kế website: tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của quý khách, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp. Về cơ bản chi phí thiết kế website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Yêu cầu giao diện, các gói chức năng, quản trị nội dung. Hay những chi phí khác như phí duy trì, sửa chữa, nâng cấp hay phát triển website…

Quản lý sân bãi

Sử dụng trong việc quản lý sân bãi hay phòng cho các câu lạc bộ thể thao…

1. Cấu hình & cài đặt nền tảng
  • Khách hàng truy cập vào Menu chọn phân hệ Trung tâm thể thao
  • Tạo mới 1 trung tâm thể thao bằng cách vào Cấu hình -> Trung tâm thể thao

  • Nhập tên Trung tâm, Kho, Thời hạn thanh toán sau đó Lưu.

  • Tiếp theo cần tạo Khu vực và các hoạt động.
    • Khu vực: Sẽ có nhiều khu vực khác nhau ví dụ Khu A, Khu VIP…
    • Hoạt động: Sân/Phòng cho thuê sẽ có các hoạt động gì, Ví dụ: Lau sân vào giờ nghỉ, Hổ trợ bóng….

 

Khi đã có tên Trung tâm và phân loại khu vực thì chúng ta cần tạo Sân cũng như các dịch vụ đi kèm khi cho thuê.

  • Dịch vụ: Các dịch vụ mà trung tâm cung cấp mà thu phí thêm nếu Khách hàng sử dụng dịch vụ đó
    • Tên sản phẩm: Dịch vụ mà trung tâm hiện hữu
    • Loại sản phẩm: Dịch vụ
    • Giá bán: Giá của Dịch vụ cho 1 lần báo giá
    • Thuế: Nếu trung tâm có xuất hóa đơn GTGT thì khi báo giá hệ thống sẽ tự động thêm thuế tương ứng
    • Danh mục và Trung tâm: Chọn tương ứng với nhu cầu nơi muốn sử dụng

  • Danh mục Dịch vụ: Phân loại các Dịch vụ theo nhóm

  * Tài khoản: Khách hàng vui lòng xem lại phần Hóa đơn-Kế Toán để hiểu về tài khoản kế toán nhé

  • Tiện nghi: Những tiện nghi hay tiện ích mà sân/phòng đó có ví dụ như quạt, giày, vớ, vợt…

  • Thể loại tiện nghi: Phân loại các loại Tiện nghi

Sân/Phòng là chổ mà khách hàng có thể thuê để sử dụng dịch vụ. 

  • Sân hoặc Phòng: Cho phép tạo Sân/phòng tương ứng với dịch mà Trung tâm cung cấp

  • Danh mục Sân/phòng: Phân cấp cho Sân hoặc phòng và thêm Tiện nghi cho Danh mục này, Kèm theo đó là mô tả và hình ảnh của Sân/Phòng

 

Tại sao phải tạo đơn đặt trước mà không phải tạo Folio luôn. Trong phần mềm sẽ phải phân ra làm 2 phần. 1 phần là lên phiếu đặt trước từ phần mềm, 2 là lên phiếu từ việc đặt chổ trực tuyến và việc đặt chỗ này phải được xác nhận khi chuyển sang thành phiếu Folio.

Cách tạo đơn đặt trước như sau:

  • Chọn vạo Đặt chỗ -> Đặt chỗ dự thảo.

  • Nhập thông tin
    • Nguồn: Đặt chổ nội bộ, Đặt chổ qua Web. 

  • Nhập tiếp thông tin trong đặt chổ phía dưới

  • Sau khi nhập thông tin bạn sẽ thấy thông tin về thanh toán bên dưới. Nếu thông tin về thanh toán đúng thì bạn chọn Xác nhận

  • Sau khi xác nhận thì đơn sẽ được tính và đưa qua bước phiếu Folio

Folio là gì ? Nó là dạng lưu các thông tin về một hồ sơ thông tin hay sổ sách.

Với Quản lý trung tâm thể thao này khách hàng có thể biết được giờ vào/ra của khách hàng đó.

  • Vào Trung tâm thể thao -> Folio -> Tạo mới

  • Nhập tên khách hàng và Bảng giá nếu khách hàng này thuộc diện ưu đãi

  • Tiếp theo là chọn Sân/Phòng và Dịch vụ nếu có
    • Bấm vào thêm một dòng…

  • Nhập vào Checkin và CheckOut để quản lý giờ sân
  • Chọn phòng hoặc sân tương ứng
  • Diễn giải của báo giá

Khi nhập xong các thông tin. Phần mềm sẽ hiển thị ra giá Thuê sau đó bấm vào Lưu.

  • Dịch vụ cũng tương tự, Chọn dịch vụ sẽ hổ trợ trong báo giá sau đó lưu. Lưu ý: Nếu không thì có thể bỏ qua để trống.

  • Sau khi hoàn tất bấm vào Xác nhận Folio

  • Kiểm tra lại thông tin sau đó tiếp tục bấm vào Tạo hóa đơn

  • Khi mọi thứ hoàn tất, Khách hàng thanh toán thì bạn chọn Thanh toán

  • Khi đã chốt với khách hàng là thanh toán thì bạn sẽ thấy một hóa đơn được tạo. Nhập vào xác nhận và ghi nhận phương thức thanh toán là Tiền mặt hoặc ngân hàng

Sẽ có một nơi để người quản lý xem được lịch và tổng quan các yêu cầu của khách hàng.

  • Tại đây sẽ thấy được tổng quan các thời gian mà khách đặt.

  • Đứng tại đây RiPOS cũng hổ trợ bạn đặt chỗ bằng cách nhập vào ngày muốn đặt sau đó nhập thông tin, Cuối cùng xác nhận để tạo đơn đặt chỗ dự thảo.

Để khu sân/phòng hay câu lạc bộ nói chung được luôn sạch sẽ thì ta cần quan trọng về việc vệ sinh. RiPOS hổ trợ quản lý vệ sinh giúp lên lịch vệ sinh kèm theo việc quản lý kiểm tra, kiểm duyệt.

  • Tại Menu Trung tâm thể thao chọn Vệ sinh

  • Tạo Mới sau đó nhập thông tin

  • Sau khi nhập xong bấm vào Làm sạch

  • Khi nhân viên làm xong Người quản lý sẽ vào phiếu đó chọn hoạt động

  • Nhập thông tin và tích chọn vào Chưa sạch hoặc Sạch sẽ theo tương ứng với thực tế sau đó Lưu.

  • Bấm tiếp tục vào Kiểm tra

  • Bấm vào Xong nếu công việc vệ sinh hoàn tất. Bấm vào Đặt về dơ bẩn nếu việc vệ sinh vẫn còn chưa hoàn thành.

  • Khi bấm Xong thì phiếu sẽ có hình bên dưới.

 

Hoa hồng dành cho người giới thiệu. RiPOS sẽ có thêm tính năng này giúp quản lý trung tâm thể thao có thể tính được hoa hồng phải cho cho người giới thiệu hay cụ thể là Đại lý sẽ được bao nhiêu.

Để sử dụng, Khi nhập phiếu đặt chỗ thay vì chọn Trực tiếp thì chuyển qua Đại lý và chọn Đại lý để được tính hoa hồng

  • Thiết lập % hoa hồng bằng cách vào Liên hệ và chọn tên đại lý(người giới thiệu)

  • Tiếp theo chọn người xem là người giới thiệu sau đó vào Tab Bán hàng và Mua hàng chọn tích vào Đại lý và điền tỷ lệ hoa hồng sau đó Lưu lại

  • Tiếp tục nhập thông tin còn lại như một phiếu đặt chỗ bình thường tương tự mục 4.
  • Để tính toán hoa hồng. Tại menu chọn Hoa hồng đại lý

  • Tạo phiếu sau đó nhập thông tin theo hướng dẫn bên dưới

  • Nhập thông tin phiếu cần tính toán sau đó hệ thống sẽ tự động tính ra số tiền hoa hồng sau đó bấm Xác nhận.

  • Sau đó 
  • Chọn vào  Hóa đơn nhà cung cấp   Xác nhận 
  • Ghi nhận thanh toán
  • Hình thức thành toán và Tạo thanh toán

 

 

Quản lý sự kiện

Quản lý sự kiện, Hổ trợ việc cho thuê hay quản lý chi phí khi tổ chức một sự kiện nào đó. Ví dụ như đám cưới, sự kiện gia tiên, Cho thuê áo cưới, cho thuê Xe….

1. Cấu hình Cho thuê và Sự kiện

      Đầu tiên, Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách quản lý công việc cho Thuê, Cho Thuê là gì ? Cho thuê ở đây RiPOS định nghĩa rằng, bạn cho khách hàng thuê một mặt hàng nào đó với giá trị bao nhiêu sau đó xuất kho để giao và khi đến hạn sẽ trả lại kho.

  1. Cấu hình Cho thuê
  • Để cấu hình việc cho Thuê cần nắm đến là Giai đoạn và Mẫu báo giá. Đối với giai đoạn thì sẽ giúp người quản lý nắm được đơn hàng cho thuê đang ở giao đoạn nào. Vào Cho thuê sau đó vào Cấu hình chọn Giai đoạn cho thuê.

  • Tại đây bạn sẽ thấy các Kỳ mà phần mềm có tạo sẵn. Bạn có thể sửa lại hoặc để mặc định như hệ thống.

  • Mẫu báo giá giúp cho việc tạo báo giá theo sản phẩm được tự động hóa nhanh chóng hơn.

 

      2. Cấu hình Sự kiện

  • Cấu hình các giai đoạn: Vào Sự kiện -> Cấu hình -> Tình trạng Sự kiện

  • Tại đây bạn có thể tạo thêm các tình trạng để khi Sự kiện được trãi qua 1 mốc thì bạn sẽ chọn để tiện quản lý
    • RiPOS đã tạo sẵn, Nếu không đúng nhu cầu bạn có thể xóa, tạo mới hoặc sửa lại.

Những cấu hình ở trên là những cấu hình cơ bản để có thể đủ để vận hành. Nếu bạn muốn chi tiết có thể xem video bên dưới.

     3. Cấu hình Booking

  • Vào Quản lý Booking -> Cấu hình -> Loại địa điểm

 

  • Tại đây bạn có thể tạo Địa điểm mới hay còn gọi là kiểu Dịch vụ. Hệ thống đã tạo sẵn mẫu, bạn có thể nhấp vào sửa hoặc thêm mới hoặc xóa đi.

  • Tiếp theo là Dịch vụ, Các dịch vụ mà bạn cung cấp đến cho khách hàng. Ví dụ như chi phí trang điểm, trang trí gia tiên….

  • Cuối cùng là Khách hàng, Chọn vào để xem khách hàng của bạn

   

Tạo sản phẩm cho thuê với mục đích cho thuê khi có yêu cầu từ khách hàng. Việc tạo sản phẩm cho Thuê như sau

  • Tại menu Cho Thuê vào Sản phẩm bấm Tạo, Chọn vào có thể cho thuê

  • Tại mục Giá cho thuê. Bạn có thể thêm các Kỳ giá mà mục 1 đã cấu hình. Khi mục Kỳ được thiết lập, bạn tạo đơn hàng cho thuê sản phẩm sẽ được tự động chọn.

  • Sau khi hoàn tất thì bấm vào Lưu

 

  • Tại Menu Cho thuê chọn Đơn hàng sau đó Tạo mới.

  • Chọn Khách hàng: Khách hàng sẽ cho thuê
  • Ngày hết hạn: Ngày mà báo giá cho thuê này hết hạn
  • Ngày báo giá: Ngày mà báo giá này được lập
  • Thời hạn kéo dài: Thời gian cho thuê từ khi nào đến khi nào.

  • Khi chọn sản phẩm sẽ có 2 hướng.
    • Hướng 1: Tạo thủ công bằng cách bấm vào thêm sản phẩm và tìm sản phẩm cho thuê sau đó chọn và điền giá cho thuê về lưu lại.

    • Hướng 2: Tạo tự động
      • Như Mục 1 đã có hướng dẫn tạo Mẫu báo giá cho thuê. Tại đây bạn chỉ cần chọn báo mẫu báo giá thì mọi thứ sẽ được hiện ra.

Lưu ý: Không nhất thiết phải chọn 1 trong 2, bạn có thể phối hợp cả 2 để thuận tiện trong quá trình vận hành. Xem video bên dưới để được hướng dẫn chi tiết.

  • Khi tạo xong đơn hàng Cho thuê, Bạn bấm vào Xác nhận

  • Tại đây bạn sẽ cần phải tạo hóa đơn trước khi cho Khách hàng Lấy sản phẩm vì như vậy sẽ dễ dàng quản lý công nợ.

  • Tại đây bấm vào Xác nhận

  • Bấm vào Ghi nhận thanh toán

  • Chọn các phương thức thanh: Tiền mặt hoặc ngân hàng
    • Số tiền: Nhập số tiền nếu khách hàng chỉ thanh toán một phần
    • Nội dung: Điền nội dung khi khách hàng thanh toán
  • Khi nhập tiền vào ô Số tiền mà tiền nhập ít hơn tổng tiền cần thanh toán thì hệ thống sẽ mở một khoản chênh lệch thanh toán với giá trị bằng giá trị còn thiếu.

  • Tại đây bạn sẽ thấy nhãn báo Một phần và số tiền phải trả còn lại

  • Quay lại Đơn hàng thuê bằng cách bấm vào Mã đơn hàng

  • Tại đây bấm vào Lấy

  • Kiểm tra lại mặt hàng cho thuê sau đó bấm Xác nhận

  • Sau khi xác nhận bạn sẽ thấy một cái nhãn báo Đã lấy

  • Tiếp theo khi khách hàng quay lại trả hàng thì bạn vào đơn hàng cho thuê và bấm Trả hàng

  • Tiếp tục kiểm tra hàng mà khách trả lại sau đó bấm Xác nhận

  • Tại đây bạn sẽ thấy nhãn Đã trả xuất hiện

Quản lý sự kiện hay quản lý việc Booking. Phân hệ này sẽ hổ trợ bạn quản lý các công việc mà khách hàng đã book bạn, giúp bạn có thể thể dễ dàng nắm bắt các sự kiên mà khách đã Book.

  • Bạn vào Quản lý Booking sau đó chọn Địa điểm và tạo các Địa điểm mà bạn hay sử dụng cho việc Booking. Nếu như chưa có thì bạn có thể bỏ qua bước này

  • Nhập tên và hình ảnh, kèm theo Loại dịch vụ(địa điểm).
    • Phí địa điểm và Phí bổ sung này sẽ tùy thuộc vào mỗi nơi khi có phát sinh nếu những phí này bạn không thu thì để 0đ.

  • Tiếp theo vào Quản lý Booking bạn tạo một Booking sau đó nhập các thông tin như hình hướng dẫn.

  • Sau khi Lưu thì mã phiếu sẽ xuất hiện bạn tiến hành Xác nhận

  • Tiếp theo Tạo hóa đơn

  • Sau khi tạo hóa đơn thì các thông tin của Đơn hàng Booking sẽ hiện lên để bạn quản lý công nợ. Tại đây bạn có thể thanh toán một phần ví dụ như khách hàng đặt cọc.

  • Chọn số tiền mà khách hàng đưa sau đó ghi nội dung giao dịch và Tạo thanh toán

  • Tại đây bạn sẽ thấy số tiền phải trả còn 2.000.000.

Hiện tại, riPOS cung cấp cho bạn một bảng điều khiển giúp bạn có thể xem các thông tin tổng quan nhất.

Khi bạn tạo xong 1 Booking thì khi quay lại bạn sẽ thấy bảng thông tin vào gồm ngày bắt đầu và tên Khách hàng.

Ngoài ra đứng tại đây bạn có thể chọn xem Lịch để nắm được ngày hoạt động

Hiện tại đối với một sự kiện khi tổ chức sẽ phân tầng về quy mô, Quy mô nhỏ đối với phần việc chỉ dành cho lên báo giá và quản lý thời gian địa điểm xảy ra sự kiện.

  • Vào mục Bán hàng

  • Hệ thống sẽ hiển thị cho bạn tại mục Ước tính.

  • Ước tính là nơi bạn và khách hàng lên các hoạt động trao đổi và sẽ đưa nó vào trong hợp đồng.
  • Ước tính sẽ bao gồm: Khách hàng, Bảng giá, Điều khoản thanh toán, Sự kiện, Ngày và các dòng ước tính để lên thành một báo giá.

  • Sau khi đã thống nhất tiến hành Xác nhận vào chuyển Ước tính thành Báo giá. 

  • Tại đây bạn cần điều chỉnh lại giá đã có thuế hay chưa

  • Tại mục Sự kiện, Bạn tiến hành tạo Sự kiện tại đây.

  • Tại đây bạn chỉnh sửa ngày, địa điểm tổ chức và nhập khách hàng

  • Tại mục thời gian bạn có thể bấm vào chọn ngày giờ một cách linh hoạt.

  • Sau khi nhập xong bấm vào Xác nhận

  • Tại đây bạn cần điều chỉnh lại giá đã có thuế hay chưa sau đó vào mục In để in hợp đồng

  • Sau khi in và ký hợp đồng, Tiến hành Tạo hóa đơn việc này sẽ giúp cho bạn tạo được công nợ khách hàng.

  • Bạn chọn vào Xác nhận sau đó Ghi nhận thanh toán, Chọn phương thức là Tiền mặt hay Ngân hàng kèm theo nội dung và số tiền khách hàng đưa.
    • Tại đây Số tiền khách hàng đưa nếu nhỏ hơn tổng số tiền phải trả thì hệ thống sẽ tự động tạo ra một khoản Chênh lệch, Bấm Tạo thanh toán để hoàn tất.

  • Đi đến mục Sự kiện ta sẽ thấy được giao diện tổng quan bao gồm Tên khách hàng, Thời gian và địa điểm

  • Bạn có thể nắm kéo thả qua các tình trạng

  • Khi chọn 1 sự kiện phía trên sẽ có thanh công cụ. Bạn có thể vào để xem các thông tin tương ứng.

  • Khi sự kiện kết thúc bạn có thể kéo qua mục kết thúc để đóng sự kiện.

  • Ở bài viết này RIPOS sẽ nói về Dự án, Nhiệm vụ, Chi phí và Yêu cầu mua vật tư.
    • Về Dự án và Nhiệm vụ là gì ? Nhiệm vụ là các nhiệm vụ cần phải làm trong một Dự án nào đó. Ở đây ví dụ Sự kiện Lễ Gia Tiên được xem là 1 Dự án và bên trong Dự án sẽ có nhiều nhiệm vụ được phân công cho nhiều người.
    • Chi phí công việc: Là những chi phí như được lên khi thực hiện cho một Sự kiện
    • Yêu cầu mua hàng: Là những đơn hàng được mua cho Sự kiện.
  • Đối với Dự án

  • Bên trong Dự án

Hiện tại nếu bạn muốn sử dụng phân hệ Dự án thì bạn tìm đến riPOS – Quản lý dự án để xem hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhé.

  • Đối với mua hàng, ví dụ mặt hàng khi tổ chức một sự kiện bị thiếu bạn cần mua để sử dụng cho Sự kiện này thì lúc này bạn cần tạo phiếu mua hàng
  • Bạn vào Mua hàng sau đó tạo một Yêu cầu báo giá. Tại Sự kiện bạn chọn đến Sự kiện mà bạn muốn theo dõi. 
  • Sau khi tạo bạn Xác nhận, Đơn hàng sẽ cần phải nhập kho.

Đến đây bạn muốn xem chi tiết về Mua hàng có thể tìm đến bài riPOS – Mua hàngriPOS – Kho hàng để xem hướng dẫn chi tiết nhé.

Như vậy là RiPOS đã hướng dẫn bạn cách tạo sự kiện với Quy mô lớn. Nếu vẫn chưa hiểu bạn có thể liên hệ với nhân viên để được hướng dẫn hoặc xem video bên dưới để được hướng dẫn cụ thể nhé.

 

  • Để xem báo cáo công nợ, lãi lỗ của cửa hàng bạn vào Phân hệ Kế toán sau đó vào báo cáo để xem nhé.